GeForce GTX 1650 – Card đồ họa màn hình Turing thay thế GTX 1050

GeForce GTX 1650

GeForce GTX 1650 của NVIDIA từng đoạt được nhiều giải thưởng nhờ được xây dựng với hiệu năng đồ họa đột phá của kiến trúc Turing. Đây là bộ tăng áp cho các game phổ biến trên thị trường hiện nay cũng như các tựa game trong tương lai.

Card đồ họa này giúp cân bằng giữa hiệu năng và điện năng tiêu thụ cho người dùng. Sự xuất hiện của GTX 1650 được xem là lẽ tất yếu; card đồ họa này hiện đang là lựa chọn của rất nhiều hãng máy tính và người dùng. Cùng cổng game Ku Esports tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

Giới thiệu về GeForce GTX 1650

Những tháng cuối năm 2018, những con quái vật “đồ họa” mang tinh tuý tốt nhất của công nghệ Ray Tracing lần lượt được Nvidia tung ra thị trường. Trong đó có thể kể đến các sản phẩm mang tính tiên phong như card đồ họa GeForce GTX 2080 Ti.

Dòng card đồ họa này mang sức mạnh cải tiến vượt trội của dòng card phân khúc phổ thông như RTX 2060.

Đến năm 2019 Nvidia đã tung ra thị trường hai phiên bản card đồ họa GeForce GTX 1660 Ti và GTX 1660 được thiết kế cũng theo kiến trúc Turing đời mới với mức giá tầm trung.

GeForce GTX 1650

Để giảm thiểu ngân sách cả hai phiên bản card màn hình này đều được cắt bỏ đi công nghệ DLSS và nhân RT. Một vấn đề đặt ra lúc này chính là phân khúc card đồ họa giá rẻ dành cho các game thủ ngân sách thấp chưa được khai thác. 

Đây cũng chính là lý do GeForce GTX 1650 được Nvidia tung ra nhằm lấp đầy khoảng trống trên thị trường. Sự xuất hiện đó có lẽ tất yếu do trên thị trường không có GPU Turing nào đảm nhận được vai trò card giá rẻ.

Đây cũng là bản cuối cùng của cấu trúc Turing. Nhờ sử dụng  Chip TU117, Nvidia trang bị mọi thứ cho GTX 1650 như GeForce GTX 2080 Ti cho đến sản phẩm RTX 2060 với mức giá mềm hơn cho các fan ray tracing.

Thông số kỹ thuật 

Về nhân GPU

Card đồ họa này sử dụng dòng GPU TU117 mới; nhỏ gọn và rẻ hơn sơ với GPU trên card GTX 1660 và 1660 Ti sử dụng TU116. Số lượng SM (Streaming Multiprocessor) chính là điểm khác biệt rõ rệt nhất giữa GTX 1650 và dòng 1660.

Streaming Multiprocessor được dùng để xác định số lượng texture unit cũng như CUDA core và ROP. Dòng card GTX 1650 vẫn được xây dựng dựa trên kiến trúc 12nm. So với TU116 bộ khuôn của GTX 1650 có kích thước kém hơn một phần ba và đạt 4.7 tỉ bóng bán dẫn.

Thông số kỹ thuật 

Nhân GPU của TU117 và GTX 1650 có 896 CUDA core và 56 texture unit tương đương với 14 Streaming Multiprocessor. GTX 1650 có thể đồng thời thực hiện phép toán FP32 và INT giống với các GPU Turing khác.

So với cấu trúc Pascal cũ, tùy vào game mà bản card này còn có khả năng tăng tốc độ game lên từ 15-35%. Bản di động có đến 16 SM và 1024 CUDA core, nên 1650 là bản desktop, không hoàn toàn kích hoạt hết TU117.

Về hiệu suất

Theo dự đoán của giới chuyên môn card màn hình GTX 1650 đạt tốc độ 8GT/giây, có 4GB GDDR5. Tốc độ này tương đương với bản card GTX 1660 cũng như các card thế hệ cũ như GTX 1060.

Card màn hình này cho phép băng thông lên đến 128GB/giây nhờ bốn bộ điều khiển bộ nhớ trên bus 128 bit, nhanh hơn GTX 1050 Ti một chút. GTX 1650 cũng có 32 Render Output (ROP).

Từ trước đến nay Nvidia vốn khá e dè trong vấn đề ép xung, hầu hết các card từ hãng này đều chạy ổn trên tốc độ đưa ra ban đầu. Bản ‘gốc’ GTX 1650 có xung là 1665MHz; nhanh hơn khoảng 50% so với GTX 1050 và kém hơn các card GTX 1060.

GTX 1650 yêu cầu thêm kết nối điện 6-pin và clock speed cao hơn đối với bản ép xung (như MSI GTX 1650 Gaming X 4G). GeForce GTX 1650, được thiết kế để chạy mà không cần nguồn điện 6-pin PCIe.

Mức giá dự kiến GTX 1650

Đã có rất nhiều tin đồn về mức giá của GTX 1650 ngay từ khi Nvidia phát hành dòng card này trên thị trường. Bản gốc có mức giá là 149$, mức giá này chỉ đắt hơn giá của GTX 1050 Ti một chút.

Mức giá dự kiến GTX 1650

Theo nhiều chuyên gia cũng như giới chuyên môn 179$ sẽ là mức giá dự đoán của GTX 1650 Ti. Nhiều người cho rằng mức giá này khá cao; tuy nhiên mức giá này lại phản ánh sự biến động thị trường card đồ họa trong những năm gần đây.

Ban đầu GTX 1050 và GTX 1050 Ti được đưa ra với các mức giá khởi điểm tương ứng là $109 và $139. Tuy nhiên do sử dụng kiến trúc Turing; bộ nhớ GDDR5 cao hơn hay khả năng tiêu thụ điện năng thấp hơn nên mức giá đã bị tăng lên.

Dân IT cho rằng mức giá của GTX 1650 là không hợp lý; nhất là trong bối cảnh RX 570 4GB của AMD chỉ có mức giá khởi điểm là 130$.

Trong khi đó sức mạnh RX 570 4GB ngang với GTX 1060 3GB; hiệu năng vượt xa GTX 1050/1050Ti đến 45-50%. Tuy nhiên RX 570 sử dụng nhiều điện, nhưng nếu xét tổng thể việc mua card màn hình mạnh mẽ như RX 570 là vô cùng hợp lý.

Nhưng nếu GTX 1650 được bán ra với mức giá $179 thì Nvidia khó có thể cạnh tranh trong thị trường card đồ họa ngân sách thấp. 

Các bản Overclock như MSI và Asus thường có mức giá thành cao hơn nguyên bản. Theo các lời khuyên từ giới chuyên gia nếu muốn card đồ họa nhanh hơn GTX 1650; người dùng có thể hướng tới các dòng sản phẩm như: GTX 1660, GTX 1060 thế hệ trước hoặc RX 570/580 của AMD.

Các dòng card này tuy tiêu thụ điện năng lớn hơn GTX 1650 nhưng bất kỳ PSU nào có cổng 6-pin thường cũng đủ công suất để hỗ trợ chúng.

Xem thêm: Nạp Steam bằng thẻ điện thoại được hay không?

Đối tượng phù hợp với GeForce GTX 1650

Card màn hình này phù hợp với hai nhóm đối tượng người dùng chính bao gồm: 

Nhóm đối tượng thứ nhất:

Đối tượng phù hợp với GeForce GTX 1650

Những cá nhân sở hữu máy tính đời cũ, không có card đồ hoạ rời hoặc PC kèm theo  card “thời khủng long”. Người dùng PC có CPU yếu không thể hỗ trợ một card đồ họa mạnh hơn và nhanh hơn.

Trong trường hợp này RX 570 là 1 lựa chọn tương tự như GTX 1650, mức giá lại rẻ hơn. Tuy nhiên RX 570 lại yêu cầu chân nguồn phụ 8-pin và TDP lên tới 150W để có thể kết nối.

Nếu người dùng không có đủ hầu bao để nâng cấp nguồn hay các thành phần khác cũng như không có 1 bộ nguồn đủ những yêu cầu để cho card làm việc thì GTX 1650 là lựa chọn tối ưu nhất.

Đối với nhóm đối tượng này người dùng chỉ cần bộ nguồn có công suất thực khoảng 300W, chất lượng là đã có thể chiến vô tư. 

Nhóm đối tượng thứ 2:

Nhóm người dùng thứ hai phù hợp với card màn hình GTX 1650 chính là các đối tượng không yêu cầu quá cao về gaming hay đồ hoạ. Những người đang tìm kiếm một chiếc card nhỏ gọn với mức giá cả phải chăng và hiệu suất hoạt động mạnh.

Lựa chọn tối ưu nhất cho nhóm đối tượng này là dòng Pascal GTX 1050 Ti với ưu thế là TDP 75W. Nâng cấp lên GTX 1650 được xem là giải pháp tối ưu dành cho người dùng; vừa giúp tiết kiệm điện năng vừa đạt yêu cầu về hiệu suất. 

Hiệu năng GeForce GTX 1650

Hiệu năng GeForce GTX 1650

Theo thông tin mà hãng sản xuất cung cấp GTX 1650 sẽ nhanh gấp đôi so với GTX 1050 và GTX 950. Do cả hai card này chỉ có 2GB VRAM nên con số ước lượng này là tương đối chính xác.

GTX 1650 có cấu hình có thể nhanh hơn GTX 1050 Ti từ 25-30%; tuy nhiên bản này lại chậm hơn so với các mẫu GTX 1060. Hiệu năng của GTX 1650 được nâng lên nhờ nhiều thay đổi.

GTX 1650 có CUDA core và băng thông bộ nhớ nhiều hơn so với 1050/1050 Ti. Bên cạnh đó card đồ họa này có clock cao hơn chút; cấu trúc Turing hỗ trợ cùng lúc hai phép toán FP32 và INT.

Nhờ vậy hiệu năng được tăng thêm 10-30% so với các GPU Pascal (tùy vào cấu hình trong game và loại game). Nếu xét theo kết quả kiểm chứng thực tế chúng ta có thể thấy được hiệu năng GTX 1650 như sau:

Hiệu năng GeForce GTX 1650

  • Hiệu năng GTX 1650 nhanh hơn GTX 1050, cụ thể hơn 73% tại 1080p ultra và hơn 57% so với 1080p medium. Nguyên nhân chủ yếu là do phiên bản GTX 1050 giới hạn VRAM. 
  • Nếu so sánh với GTX 1050 Ti thì bản GTX 1650 nhanh hơn khoảng 30%. GTX 1060 3GB vẫn hơn khoảng 9% tại 1080p ultra và 17% tại 1080p medium. Kết quả này cũng tương tự với RX 570 4GB.

Một điểm thú vị khi so sánh hiệu suất giữa GTX 1650 với GTX 970 chính là bản GTX 970 lại nhanh hơn đôi chút (trung bình 1-3%) chủ yếu là do cấu trúc được cải thiện trong hai thế hệ. Các game mới có khả năng tương thích với GTX 1650 hơn; trong khi đó các game cũ lại tương thích GTX 970 hơn.

Card GTX 1650 thường được dùng để kiểm tra hiệu năng lại được ép xung khá mạnh là MSI GTX 1650 Gaming X 4G (1860MHz khi boost và xung gốc 1665MHz). Có boost clock trong khoảng 1665-1750MHz; với giá đề nghị $149, thấp hơn card MSI GTX 1650 Gaming X 4G khoảng 5-10%.

So sánh giá trị GeForce GTX 1650

Xếp hạng giá trị FPS/$

So sánh giá trị GTX 1650 với các card đồ họa phổ biến trên thị trường dựa trên hiệu suất và lượng FPS trên mỗi đô:

So sánh giá trị GeForce GTX 1650 vs 1060GB

GPUXếp hạng hiệu suấtXếp hạng giá trị FPS/$
Nvidia GeForce GTX 30803 (142,1 khung hình/ giây)9 ($ 699)
AMD Radeon RX 6800 XT2 (142,3 khung hình/ giây)8 ($ 649)
Nvidia GeForce RTX 30901 (152,7 khung hình/ giây)10 ($ 1,499)
Nvidia GeForce RTX 3060 Ti6 (106,3 khung hình/ giây)1 ($ 399)
Nvidia GeForce RTX 30705 (116,6 khung hình/ giây)6 ($ 499)
AMD Radeon RX 68004 (127,3 khung hình/ giây)7 ($ 579)
AMD Radeon RX 5600 XT7 (71,1 khung hình/ giây)2 ($ 279)
Nvidia GeForce GTX 1660 Super8 (57,9 khung hình/giây)4 ($ 239)
Nvidia GeForce GTX 1650 Super9 (43,5 khung hình/giây)3 ($ 179)
AMD Radeon RX 5500 XT 4GB10(43.3 khung hình/ giây)5 ($ 179)

Hiệu suất GTX 1650 trên các game phổ biến:

  • Đạt 23,6 FPS trên Watch Dogs Legion
  • Đạt 27 FPS trên Metro: Exodus
  • Đạt 30,9 FPS trên Red Dead Redemption 2
  • Đạt 31,5 FPS trong Assassins Creed: Odyssey
  • Đạt 33,5 FPS trên Borderlands 3
  • Đạt 33,8 FPS khi kiểm soát
  • Đạt 34,6 FPS khi Death Stranding
  • Đạt 36 FPS trên Tom Clancys Ghost Recon Wildlands
  • Đạt 41 FPS trên Deus Ex: Mankind Divided
  • Đạt 41,4 FPS trên Just Cause 4
  • Đạt 42,8 FPS trên Middle-earth: Shadow of War
  • Đạt 43,4 FPS trên The Division 2
  • Đạt 43,6 FPS trong Total War: Warhammer 2
  • Đạt 43,6 FPS trong Assassins Creed: Origins
  • Đạt 45,3 FPS trên The Witcher III
  • Đạt 48,7 FPS trên Shadow of the Tomb Raider
  • Đạt 49,5 FPS trên Hitman 2 (2018)
  • Đạt 52,1 FPS trên Gears Tactics
  • Đạt 54,7 FPS trên Far Cry 5
  • Đạt 56 FPS trong Far Cry: New Dawn
  • Đạt 56,3 FPS trên Grand Theft Auto V
  • Đạt 60,8 FPS trên Wolfenstein: Youngblood
  • Đạt 62,4 FPS trên Battlefield V
  • Đạt 66 FPS trên Forza Horizon 4
  • Đạt 90,3 FPS trên Wolfenstein II: The New Colossus

Có thể bạn quan tâm: tổng hợp game offline PC cấu hình thấp

So sánh GTX 1650 vs 1060 3GB

So sánh hiệu suất chơi game

Trò chơiGeForce GTX 1650GeForce GTX  1060 3GB
Cyberpunk 207726%5%
Valheim11%7%
Assassins Creed: Valhalla15%4%
Grand Theft Auto VI77%47%
Call of Duty: Black Ops Cold War11%7%
Little Nightmares 242%52%
Far Cry 682%51%
Hitman 364%36%
Resident Evil 826%5%
Watch Dogs Legion21%1%

Thông số kỹ thuật GTX 1650 vs 1060 3GB

TỔNG QUÁTGTX 1650GTX 1060
Trạng thái thẻPhát hànhPhát hành
Nhà sản xuấtNVIDIANVIDIA
Ngày phát hành23 tháng 4, 2019Ngày 24 tháng 8 năm 2016
Giá khởi chạy$ 149 USD$ 199 USD

So sánh GPU GTX 1650 vs 1060 3GB

GPUGTX 1650GTX 1060
NVIDIA CUDA® Cores8961152
Xung nhịp tăng (MHz)16651708
Đồng hồ cơ bản (MHz)14851506

So sánh bộ nhớ GTX 1650 vs 1060 3GB

BỘ NHỚGTX 1650GTX 1060
Tốc độ bộ nhớ8 Gb / giây8 Gb / giây
Bộ nhớ tiêu chuẩn4GB3GB
Chiều rộng giao diện bộ nhớ128-bit192-bit
Băng thông (GB / giây)128192

So sánh màn hình GTX 1650 vs 1060 3GB

Màn hìnhGTX 1650GTX 1060
Độ phân giải tối đa7680 × 4320 @ 120Hz7680 × 4320 @ 60Hz
Kết nối màn hìnhHDMI 2.0b, DL-DVI-DDP 1.43, HDMI 2.0b, Dual Link-DVI
Đa màn hình
HDCP2,2

So sánh GTX 1650 vs 1050Ti

 GTX 1650GTX 1050 Ti
Kiến ​​trúcTuringPascal
Chip GPUTU117GP107
Bộ đổ bóng1024 ( + 32% )768
ROP3232
Đồng hồ cơ bản (MHz)10201493 ( + 46% )
Tăng xung nhịp (MHz)12451620 ( + 30% )
Đồng hồ bộ nhớ (MHz)8000 ( + 14% )7000
Kích thước bộ nhớ (MB)40964096
Loại bộ nhớGDDR5GDDR5
Chiều rộng bus bộ nhớ (bit)128128
TGP (Tổng sức mạnh đồ họa)35W64W ( + 83% )
Phiên bản DirectX12.112.1
Công nghệ12nm14nm
Khả năng RTXKhôngKhông
Ngày phát hành04.201901.2017

Với dòng card RX570

kiến trúc GPU

GTX 1050GTX 1050 TiRX 570GTX 1650
Chip GPUGP107GP107Polaris 20TU117
Kiến trúc GPUPascalPascalPolarisTuring
Quy trình sản xuất14nm14nm14nm12nm
Lõi CUDA / Bộ xử lý dòng640 lõi CUDA768 lõi CUDA2048 Bộ xử lý dòng896 lõi CUDA

So sánh bộ nhớ [VRAM]

 GTX 1050GTX 1050 TiRX 570GTX 1650
Dung lượng bộ nhớ2GB / 3GB GDDR54GB GDDR54GB / 8GB GDDR54GB GDDR5
Giao diện bộ nhớ128-bit/96

bit

128-bit256-bit128-bit
Tốc độ bộ nhớ7 Gb / giây7 Gb / giây7 Gb / giây8 Gb / giây
Băng thông bộ nhớ112 GB / giây / 84 GB / giây112 GB / giây224 GB/ giây128 GB / giây

Thông số kỹ thuật 

Thông số kỹ thuậtGTX 1050GTX 1050 TiRX 570GTX 1650
Chip GPUGP107GP107Polaris 20TU117
Kiến trúc GPUPascalPascalPolarisTuring
Lõi CUDA / Bộ xử lý dòng640 lõi CUDA768 lõi CUDA2048 Bộ xử lý dòng896 lõi CUDA
Dung lượng bộ nhớ2GB / 3GB GDDR54GB GDDR54GB / 8GB GDDR54GB GDDR5
Giao diện bộ nhớ128-bit / 96-bit128-bit256-bit128-bit
Tốc độ bộ nhớ7 Gb / giây7 Gb / giây7 Gb / giây8 Gb / giây
Băng thông bộ nhớ112 GB / giây / 84 GB / giây112 GB / giây 128 GB / giây
Giao diệnPCI Express 3.0PCI Express 3.0PCI Express 3.0PCI Express 3.0
DirectX12121212
OpenGL4,54,54,54,5
API Vulkan
Hỗ trợ SLI/ CrossFireNANACrossFireNA
VR sẵn sàngKhôngKhôngKhông
G-Sync/ FreeSyncG-SyncG-SyncFreeSyncG-Sync
Năng lượng tiêu thụ75W75W150W75W
PSU được đề xuất300W300W450W300W

Trên đây là thông tin cơ bản về card đồ họa màn hình GeForce GTX 1650 được phát hành năm 2019 bởi NVIDIA. Nhìn chung nếu bạn tìm kiếm một card đồ họa tầm trung thì không nên bỏ qua GTX 1650. Mong rằng bài viết đã mang đến các thông tin hữu ích đến quý vị và các bạn.